1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường và biến chứng bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường ( bệnh đái tháo đường), là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.
Tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu quá cao. Và có nhiều nguyên nhân gây ra. Tiểu đường thậm chí có thể gây ra các vấn đề vô cùng nghiêm trọng cho cơ thể: mắt, thận, thần kinh, tim,…
2. Các biến chứng của bệnh Tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể để lại rất nhiều biến chứng cho cơ thể. Như gây ra bệnh tim mạch, các tổn thương thần kinh, tổn thương thận, tổn thương mắt, tổn thương chân, da,..
Bệnh tim mạch – một trong các biến chứng bệnh tiểu đường
– Khi bị bệnh Tiểu đường, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Vì thế mà nếu mắc bệnh tiểu đường, thì bạn có khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh).
Các thành mạch máu nhỏ ( mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân, có thể bị làm tổn thương bởi mức đường dư. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau. Các cảm giác này thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng nếu không được điều trị. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, thì sẽ có thể bị rối loạn cương dương.
Tổn thương thận (bệnh thận).
Thận có chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu. Và hệ thống lọc này có thể bị làm hỏng bởi căn bệnh tiểu đường. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
Tổn thương mắt (bệnh võng mạc).
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc. Gây ra bệnh võng mạc tiểu đường, có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
Tổn thương chân.
Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.
Các vấn đề về da.
Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn ( nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, da khô và ngứa, bệnh bạch biến,…)
Biến chứng tiểu đường: Khiếm thính.
Bệnh Tiểu đường cũng gây ra nhiều bệnh về tai hơn, như gây ra điếc tai,..
Bệnh Alzheimer.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.
3. Điều trị và giảm biến chứng bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính và gây rất nhiều biến chứng. Vì thế, người bệnh cần sắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Người bệnh nên sống năng động hơn, tăng vận động. Mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.
Người bệnh Tiểu đường cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý. Với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.
Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm TĐ Fig- hỗ trợ giảm biến chứng bệnh tiểu đường, được sản xuất bơi CTY TNHH SX TM DV Lộc Mai.